7 điểm mới của Luật Đất đai năm 2022 mà bạn nên biết
Cụ thể, Ban Chấp hành Trung ương đã yêu cầu đến năm 2023 phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và một số luật có liên quan, bảo đảm về tính đồng bộ và thống nhất.
Giải quyết cơ bản một số tồn tại, vướng mắc có liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất có nguồn gốc từ hạng mục nông, lâm trường quốc doanh; đất quốc phòng, đất an ninh kết hợp với sản xuất và xây dựng kinh tế; đất dành cho cơ sở sản xuất, đơn vị sự nghiệp đã di dời ra khỏi trung tâm đô thị lớn; đất lấn biển; đất phục vụ tôn giáo; đất nghĩa trang; đất kết hợp và sử dụng nhiều mục đích; đất ở, đất sản xuất dành cho đồng bào dân tộc thiểu số…
Để hoàn thiện cho cơ chế xác định giá đất, Nghị quyết Trung ương có quy định: Bỏ khung giá đất, có cơ chế và phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc của thị trường, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất.
(Hiện hành, khung giá đất đang được quy định tại Nghị định 96/2019/NĐ-CP, đây là cơ sở để các địa phương ban hành bảng giá đất cho giai đoạn từ năm 2020-2024).
Nhằm hoàn thiện cho cơ chế, chính sách tài chính về đất đai, Ban Chấp hành Trung ương đã có yêu cầu về quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, có nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, hoặc bỏ đất hoang.
Nghị quyết 18-NQ/TW có quy định, trong thời gian sắp tới sẽ thực hiện công việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất, hoặc là đấu thầu dự án có sử dụng đất.
(Hiện nay, việc cho thuê đất chủ yếu được thực hiện theo Điều 56 Luật Đất đai năm 2013 )
Hiện nay, theo Điều 54 Luật Đất đai năm 2013 có quy định, cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp theo như quy định tại khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai năm 2013 thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất thì không thu tiền sử dụng đất.
Tuy nhiên, theo như Nghị quyết 18-NQ/TW thì trong tương lai, việc giao đất cho cơ sở tôn giáo sẽ được quy định theo hướng cụ thể sau:
- Nhà nước thực hiện giao đất có hạn mức sẽ không thu tiền sử dụng đất đối với đất được sử dụng làm cơ sở thờ tự, trụ sở các tổ chức tôn giáo.
- Các tổ chức tôn giáo sử dụng đất vào mục đích khác sẽ phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
- Quy định về điều kiện giao đất, cho thuê đất, hạn mức sử dụng đối với tổ chức tôn giáo phải phù hợp với quỹ đất hiện có của địa phương đó.
Cụ thể, theo Nghị quyết 18-NQ/TW quy định đối với những trường hợp thu hồi đất mà phải bố trí tái định cư lại, thì phải hoàn thành việc bố trí tái định cư trước khi tiến hành thu hồi đất.
Việc bồi thường và hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước, để bảo đảm công khai, minh bạch và hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư theo quy định của Hiến pháp và pháp luật;
Đồng thời, có thêm quy định cụ thể hơn về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để sau khi thu hồi đất thì người dân nào có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, được bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn so với nơi ở cũ.
(Hiện nay, việc bồi thường cho người dân sau khi bị thu hồi đất sẽ thực hiện theo quy định từ Điều 88 - 92 Luật Đất đai năm 2013 )
Theo quy định mới hiện hành, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ các gia đình, cá nhân được quy định tại Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Trong thời gian tới sẽ ban hành quy định mở rộng đối tượng và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, để phù hợp hơn với đặc điểm và điều kiện của từng vùng, từng địa phương, với việc chuyển đổi về nghề, việc làm, lao động ở nông thôn.
( Theo Phương Duy – Báo Lao động )
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SAIKO
Địa chỉ: Lô 36 Khu B2-23, P. Hòa Quý, Q. Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
Hotline: 0942 582 025 -0236 375 239 - Email: saikocompany1977@gmail.com
Website: www.saikoconstructions.com